Chiến lược tái định vị sản phẩm và những điều cần biết
Những chiến lược tái định vị sản phẩm là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể tiếp tục trụ vững trong thị trường đầy sự khắc nghiệt. Thông qua việc tái định vị, doanh nghiệp có thể giữ chân những khách hàng thân thuộc tốt hơn. Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể thu hút được nhiều khách hàng khác. Vậy chiến lược tái định vị sản phẩm là gì ? Những rủi ro khi thực hiện quy trình tái định vị ? Quy trình tái định vị gồm những bước nào ? Hãy cùng VDS tìm hiểu cụ thể trong bài viết này
Chiến lược tái định vị sản phẩm là gì ?
Tái định vị sản phẩm (Product repositioning) là quá trình thay đổi hoặc điều chỉnh vị trí của một sản phẩm trong tâm trí khách hàng và thị trường mục tiêu. Tái định vị sản phẩm thường được thực hiện khi một sản phẩm đã không đạt được sự thành công mong đợi hoặc khi có một cơ hội mới để mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.
Quá trình tái định vị sản phẩm có thể bao gồm các hoạt động như điều chỉnh thông điệp quảng cáo, thay đổi đặc điểm sản phẩm, tạo ra một hình ảnh mới cho sản phẩm, nhắm đến một phân khúc thị trường khác, hoặc cập nhật lại phân khúc thị trường hiện tại.
Mục tiêu của tái định vị sản phẩm có thể là:
- Tạo ra một hình ảnh mới và thu hút khách hàng mới.
- Tăng giá trị và sự khác biệt của sản phẩm.
- Tăng cường độ cạnh tranh và tiếp cận một phân khúc thị trường mới.
- Phục hồi hoặc tăng cường doanh số bán hàng của sản phẩm.
Tái định vị sản phẩm đòi hỏi một kế hoạch cẩn thận, nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và chiến lược tiếp thị chính xác để đảm bảo rằng sản phẩm tái định vị sẽ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng mục tiêu.
Những rủi ro khi thực hiện tái định vị sản phẩm
Quy trình Tái định vị diễn ra rất phức tạp vì phải thay đổi hẳn định vị so với Thương hiệu hiện tại. Do quá trình này đòi hỏi thay đổi cấu trúc tâm trí khách hàng, đây là một điều cực kỳ phức tạp và rủi ro đối với một công ty. Do vậy, những doanh nghiệp trước khi ra quyết định Tái định vị Thương hiệu cần cân nhắc và đánh giá rất nhiều yếu tố, rủi ro có thể xảy đến, bao gồm:
1. Mục tiêu, hình ảnh định vị không phù hợp
Các sản phẩm dường như đang bị cuốn vào cuộc chạy đua để tìm ra những điều mới, sáng tạo,… nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Trên thực tế, đôi khi những người làm thương hiệu quá chú trọng đến yếu tố mới mẻ, sáng tạo mà quên đi nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng. Điều này dễ dẫn đến những thông điệp bay bổng hoặc trừu tượng về thương hiệu, sản phẩm không còn phù hợp với khách hàng mục tiêu.
2. Định vị mới phức tạp, khó hiểu khiến khách hàng đi mất
Việc định vị lại có thể gây nhầm lẫn giữa định vị cũ và định vị mới, đặc biệt nếu chúng có vẻ mâu thuẫn với nhau. Tái định vị cần đưa ra một thông điệp rõ ràng cho khách hàng; nếu không thì họ không chắc phải tin vào điều gì. Một số khách hàng có thể không chấp nhận việc tái định vị thương hiệu và chuyển sang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể dẫn đến mất mát khách hàng và doanh thu.
3. Chiến lược tái định vị sản phẩm có chi phí đắt đỏ
Tái định vị sản phẩm đòi hỏi nhiều chi phí như quảng cáo, marketing, thay đổi logo, website, bao bì sản phẩm, v.v. Nếu không quản lý chi phí chặt chẽ, doanh nghiệp có thể mất kiểm soát chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình.
4. Mất truyền thông
Tái định vị có thể gây ra sự nhầm lẫn và mất truyền thông nếu không được thực hiện đúng cách. Việc chọn một tên thương hiệu mới hoặc một logo mới không phù hợp cho sản phẩm có thể khiến khách hàng khó nhớ hoặc không thể liên kết với thương hiệu mới.
Các chiến lược tái định vị sản phẩm
Tuỳ thuộc vào mô hình kinh doanh, loại sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn chiến lược định vị sản phẩm phù hợp, chẳng hạn:
1. Chiến lược định vị Mоrе fоr mоrе
Đây là chiến lược phù hợp khi sản phẩm có điểm độc đáo và giá trị cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm được định vị là cao cấp, sản phẩm tốt hơn về cả chất lượng, tính năng, dịch vụ hoặc trải nghiệm của khách hàng và phải tương xứng với mức giá cao. Khách hàng sẵn sàng trả một số tiền cao hơn để nhận được những lợi ích đặc biệt mà sản phẩm mang lại.
Các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chiến lược này bao gồm: Apple, Mercedes-Benz, Louis Vuitton,…
2. Chiến lược Mоrе fоr thе sаme
Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp những lợi ích và tính năng đặc biệt, độc đáo mà khách hàng không tìm thấy ở các sản phẩm cùng mức giá. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra những sáng kiến động lực, thiết kế độc đáo, tính năng đặc biệt hoặc dịch vụ khách hàng tốt hơn. Mục tiêu là thu hút khách hàng bằng cách mang đến sự khác biệt và đánh giá tốt hơn so với đối thủ.
Các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chiến lược này bao gồm: Google, Uniqlo, Zara,..
3. Chiến lược Mоrе fоr lеss
Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp giá trị cao hơn với giá thấp hơn so với đối thủ. Sản phẩm được định vị là tiết kiệm và cung cấp các tính năng cũng như lợi ích tốt hơn so với giá trị mà khách hàng phải trả. Cách áp dụng chiến lược này là tối ưu hóa quy trình sản xuất, tăng hiệu suất hoặc sử dụng các công nghệ tiên tiến để giảm giá thành sản phẩm.
Các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chiến lược này bao gồm: Walmart, Amazon,…
4. Chiến lược Lеss fоr much lеss
Đây là chiến lược tập trung vào việc cung cấp giá trị cơ bản với giá thấp hơn so với đối thủ. Sản phẩm được định vị là giá rẻ, tập trung vào các yếu tố cơ bản và loại bỏ các tính năng không cần thiết để giảm giá thành.
Các thương hiệu nổi tiếng đã sử dụng chiến lược này bao gồm: Ryanair, Dollar General, EasyJet,…
Để tái định vị thương hiệu sản phẩm cần chú ý những gì?
1. Hiểu sứ mệnh và giá trị của sản phẩm
Trước khi bắt tay vào các bước tái định vị sản phẩm, bạn cần xác định rõ sứ mệnh, giá trị mà bạn mong muốn hướng đến là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến điều gì sẽ tạo nên sự khác biệt trong thương hiệu của bạn. Một số câu hỏi giúp bạn làm rõ sứ mệnh thương hiệu cũng như có nên thực hiện tái định vị hay không:
- Sản phẩm bạn ra đời vì lý do gì? So với thị trường thì có phù hợp hay không?
- Giá trị sản phẩm mang lại hiện tại là gì? Có đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng?
- Cách sản phẩm hoàn thành sứ mệnh như thế nào? Kết quả đặt ra có cần được thay đổi hay không?
2. Chiến lược tái định vị phải phù hợp
Bạn cần đảm bảo tận dụng tối đa những tài sản hiện có để tối ưu về mặt chi phí. Đồng thời, cũng nên xem xét chiến lược tái định vị có thật sự khả thi hay không, đã có đầy đủ mục tiêu, thời gian triển khai và ngân sách hay chưa. Bạn lưu ý là chiến lược tái định vị của bạn cần nhất quán để đảm bảo thương hiệu phát triển, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể bạn cần phải xem xét các mục tiêu sau:
- Brand Sale (mục tiêu doanh số): bao gồm Volume Sales (sản lượng bán) và Value Sales (Doanh thu bán).
- Brand Share (mục tiêu thị phần): Đây là tỷ lệ doanh số thương hiệu so với thị trường cả về sản lượng và giá trị.
- Brand Growth (mục tiêu tăng trưởng): Tỷ lệ tốc độ phát triển của thương hiệu so với tốc độ phát triển tổng thị trường.
3. Cân nhắc thị trường và sự cạnh tranh
Lưu ý này chính là đòi hỏi bạn phải phân tích thật kỹ đối thủ cạnh tranh của bạn. Và với những gì đối thủ có, bạn sẽ làm gì để nổi bật, khác biệt hơn họ. Bên cạnh đó, việc tái định vị thương hiệu cần đảm bảo yếu tố mới, phù hợp và không quá lỗi thời trong thời gian ngắn. Để có được đáp án chính xác bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Top 5 đối thủ nào đang cạnh tranh thị phần của bạn hiện tại?
- Giá trị các đối thủ cung cấp có qua tương đồng với thương hiệu?
- Sản phẩm/ dịch vụ nào của đối thủ nổi bật nhất trong năm vừa qua?
Cuối cùng, định vị sản phẩm không chỉ đơn thuần là việc tạo ra một hình ảnh hay chiếm một vị trí nào đó trong lòng khách hàng, mà còn là việc thiết lập một điểm đặc biệt hay giá trị độc quyền của thương hiệu. Định vị sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin, sự tin cậy và tương tác với khách hàng, từ đó tạo nên sự khác biệt và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.
Xem thêm: 7 ví dụ về chiến lược tái định vị thương hiệu thành công
Đây là những gì về việc tái định vị sản phẩm mà VDS chia sẻ tới các bạn. Để được tư vấn cụ thể về chiến lược tái định vị sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi bây giờ