7 ví dụ về chiến lược tái định vị thương hiệu thành công
Tái định vị thương hiệu thành công là điều mà nhiều doanh nghiệp đang muốn hướng đến hiện nay. Đây là phương pháp nhằm cải thiện thứ hạng của thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Những công việc này bao gồm định hình hình ảnh, thương hiệu và đối tượng khách hàng. Vậy làm thế nào để tái định vị thương hiệu thành công ? Hãy cùng VDS tìm hiểu cụ thể và khám phá 7 ví dụ về việc tái định vị thành công trong bài viết này
Tái định vị thương hiệu là gì ?
Tái định vị thương hiệu được hiểu là quá trình doanh nghiệp thay đổi những yếu tố cơ bản như tên, logo, tên pháp lý, hình ảnh, các chủ đề quảng bá, tiếp thị hay thông điệp truyền tải. Không những thế, nó còn là sự thay đổi về đặc điểm, tính năng, thiết kế của sản phẩm, mang lại sự nhìn nhận tốt nhất từ người dùng
Vậy tại sao phải tái định vị thương hiệu? Nhiều nghiên cứu cho rằng, một doanh nghiệp dù phát triển mạnh mẽ đến mấy thì chỉ từ 5 – 10 năm thì cần phải tái định vị một lần.
Việc thực hiện tái định vị có thể do nhiều nguyên nhân như: Nâng tầm doanh nghiệp của bạn theo bản sắc mới, tạo ấn tượng mới trong tâm trí người dùng, nhà đầu tư,… Hoặc là xóa bỏ những tiêu cực về thương hiệu trong suy nghĩ của khách hàng qua việc truyền tải một thông điệp mới của doanh nghiệp.

Khi nào cần tái định vị thương hiệu
Thực tế, tái định vị thương hiệu rất dễ bắt gặp ở những thương hiệu có bề dày lịch sử lâu đời trên thị trường hoặc đã từng có vị thế như nào đó trong quá khứ.
Vậy khi nào nên tái định vị thương hiệu?
Trên góc độ kinh doanh, ngay khi thị phần hoặc doanh số của thương hiệu giảm trong một khoảng thời gian dài, đó chính là thời điểm bạn cần tái định vị thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc thêm một số yếu tố sau đây:
- Thương hiệu của bạn đang có một hình ảnh không đẹp, rắc rối và không phù hợp
- Thương hiệu đã thay đổi một cách cơ bản về chiến lược thương hiệu
- Thương hiệu thâm nhập vào ngành kinh doanh mới và định vị hiện tại không còn phù hợp
- Có đối thủ cạnh tranh mới có nhiều ưu thế vượt trội hơn thâm nhập vào thị trường
- Thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu thay đổi
- Muốn mở rộng thương hiệu
- Dự đoán xu hướng, thị hiếu thay đổi trong tương lai gần
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tái định vị thương hiệu cũng đem đến thuận lợi cho doanh nghiệp. Và không phải lúc nào cũng có thể tạo được thành công như mong muốn.

7 ví dụ điển hình về việc tái định vị thương hiệu thành công
1. Chiến lược tái định vị thuơng hiệu của Viettel
Chiến lược “Tiên phong kiến tạo xã hội số” của Viettel là một ví dụ thành công về tái định vị thương hiệu. Chuyển từ hình ảnh “Nhà khai thác viễn thông” cũ kỹ, Viettel đã thực hiện một cuộc “chuyển mình” ấn tượng. Hệ thống nhận diện chuyển sang màu đỏ nổi bật, thể hiện sự khát khao trong việc chinh phục công nghệ số và cung cấp dịch vụ số hiện đại cho khách hàng.
Logo và slogan được đơn giản hóa thành “Viettel – Theo cách của bạn”, thay vì “Hãy nói theo cách của bạn”. Thương hiệu đang chuyển hướng thành thương hiệu “Công nghệ trẻ trung” để phù hợp với thị trường hiện đại, trẻ trung hơn so với hình ảnh “Nhà khai thác viễn thông tin cậy” lỗi thời.

2. Chiến lược tái định vị thuơng hiệu của Biti’s Việt Nam
Chiến lược tái định vị thương hiệu Biti’s đã thu hút sự chú ý lớn bằng việc giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới và triển khai sản phẩm dành riêng cho giới trẻ năng động. Sự thay đổi này đã được đối tượng khách hàng mục tiêu là thế hệ trẻ đón nhận tích cực.
Đặc biệt, với sự đóng góp lớn từ Đại sứ Thương hiệu Sơn Tùng M-TP, Biti’s không chỉ được biết đến như một thương hiệu giày dép “được các bậc phụ huynh chọn mua” mà còn trở thành “điều tôi muốn sở hữu” trong tâm trí của giới trẻ.

3. Chiến lược tái định vị thuơng hiệu thành công của VASCARA
Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành thời trang giày và túi nữ, Vascara đã quyết định đổi mới với một diện mạo thời thượng. Logo mới được thiết kế với font chữ không chân và đường nét bo tròn, đã tạo ra hình ảnh mềm mại và thanh lịch, phù hợp với ngành thời trang nữ. Sự thay đổi này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng và chuyên gia thời trang. Hệ thống cửa hàng của Vascara cũng được trang trí lại với các tông màu pastel, tạo ra sự đồng nhất với bộ nhận diện mới.

4. Chiến lược tái định vị thuơng hiệu thành công của Sabeco – Saigon Beer
Logo cũ của Saigon Beer đã được làm mới bằng hình ảnh rồng nguyên bản có các đường vân nổi được sử dụng với màu vàng ánh đồng, kết hợp với nền đỏ quyền lực, giúp tạo nên một diện mạo mới hấp dẫn.
Chiến dịch quảng bá cho bộ nhận diện mới của thương hiệu mang thông điệp “Lên như rồng, hào khí như rồng” đã được triển khai trên thị trường, khẳng định niềm tự hào quốc gia Việt Nam. Sự thành công của SABECO không chỉ thể hiện trong phản ứng tích cực từ phía người tiêu dùng mà còn trong tình hình kinh doanh, vượt qua những thách thức trước đây.

5. Chiến lược tái định vị thuơng hiệu thành công của ngân hàng MB
Chiến dịch tái định vị thương hiệu của MB Bank là một ví dụ đáng chú ý về thành công trong việc tái định vị thương hiệu. MB Bank đã chuyển đổi từ một thương hiệu “Vững vàng tin cậy” sang “Ngân hàng số toàn diện, hiện đại”, hướng đến giới trẻ – thế hệ chủ nhân của tương lai. Tên thương hiệu MB cũng đã trải qua biến đổi với font chữ mới mạnh mẽ và màu sắc bắt mắt, tạo ra một ấn tượng mới. Logo mới của MB Bank mang lại sự gắn kết gần gũi với khách hàng, đồng thời duy trì những giá trị vững bền từ quá khứ.

6. Chiến lược tái định vị thuơng hiệu thành công của siêu thị Go – Big C
Big C được biết đến là một trong những “anh lớn” của ngành bán lẻ Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua. Tái định vị thương hiệu của siêu thị Go – Big C là một phần trong chiến Là một phần trong chiến lược mở rộng thương hiệu trên diện rộng tại Việt Nam do tập đoàn Central Retail đứng đầu.
Chiến lược chú trọng việc chuyển đổi tên thương hiệu từ “Big C” sang “GO!” kết hợp với việc cải tiến không gian mua sắm, chất lượng dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và sự am hiểu của doanh nghiệp đối với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đã khiến cho chiến dịch này không bị “phản tác dụng” mà còn mang lại những hiệu quả tuyệt vời. Người tiêu dùng không quá sốc khi thương hiệu quen thuộc bị đổi tên, mà thay vào đó là sự thích nghi và dần trở ên quen thuộc với người Việt.

7. Chiến lược tái định vị thương hiệu thành công của ngân hàng Vpbank
Năm 2022, ngân hàng Vpbank đã thực hiện chiến dịch tái định vị thương hiệu lần thứ 2 sau 12 năm. Chiến dịch lần này tập trung vào việc thay đổi slogan với người tiêu dùng Việt và tinh chỉnh logo nhằm mang lại một phong cách mới.
Theo đó, doanh nghiệp thay đổi thông điệp từ “Hành động vì những ước mơ” thành “Vì một Việt Nam thịnh vượng”, đây là sự tiếp nối về những ấp ủ được gửi gắm từ tên gọi của ngân hàng -“Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng”. Tuy là chiến lược mới được thực hiện trong năm nay, tuy nhiên ngân hàng đã được đón nhận tích cực từ người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ Việt.

Để tái định vị thương hiệu thành công cần chú ý những gì?
1. Hiểu sứ mệnh và giá trị của thương hiệu
Trước khi bắt tay vào các bước tái định vị thương hiệu, bạn cần xác định rõ sứ mệnh, giá trị mà bạn mong muốn hướng đến là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến điều gì sẽ tạo nên sự khác biệt trong thương hiệu của bạn. Một số câu hỏi giúp bạn làm rõ sứ mệnh thương hiệu cũng như có nên thực hiện tái định vị hay không
- Thương hiệu bạn ra đời vì lý do gì? So với thị trường thì có phù hợp hay không?
- Giá trị thương hiệu mang lại hiện tại là gì? Có đáp ứng đước nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng?
- Cách thương hiệu hoàn thành sứ mệnh như thế nào? Kết quả đặt ra có cần được thay đổi hay không?
2. Chiến lược tái định vị phải phù hợp với thương hiệu
Bạn cần đảm bảo tận dụng tối đa những tài sản thương hiệu hiện có để tối ưu về mặt chi phí. Đồng thời, cũng nên xem xét chiến lược tái định vị thương hiệu có thật sự khả thi hay không, đã có đầy đủ mục tiêu, thời gian triển khai và ngân sách hay chưa. Bạn lưu ý là chiến lược tái định vị của bạn cần nhất quán để đảm bảo thương hiệu phát triển, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể bạn cần phải xem xét các mục tiêu sau:
- Brand Sale (mục tiêu doanh số): bao gồm Volume Sales (sản lượng bán) và Value Sales (Doanh thu bán).
- Brand Share (mục tiêu thị phần): Đây là tỷ lệ doanh số thương hiệu so với thị trường cả về sản lượng và giá trị.
- Brand Growth (mục tiêu tăng trưởng): Tỷ lệ tốc độ phát triển của thương hiệu so với tốc độ phát triển tổng thị trường.
3. Cân nhắc thị trường và sự cạnh tranh
Lưu ý này chính là đòi hỏi bạn phải phân tích thật kỹ đối thủ cạnh tranh của bạn. Và với những gì đối thủ có, bạn sẽ làm gì để nổi bật, khác biệt hơn họ. Bên cạnh đó, việc tái định vị thương hiệu cần đảm bảo yếu tố mới, phù hợp và không quá lỗi thời trong thời gian ngắn. Để có được đáp án chính xác bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Top 5 đối thủ nào đang cạnh tranh thị phần của bạn hiện tại?
- Giá trị các đối thủ cung cấp có qua tương đồng với thương hiệu?
- Sản phẩm/ dịch vụ nào của đối thủ nổi bật nhất trong năm vừa qua?
- Doanh số, tốc độ tăng trưởng, độ mở rộng của thương hiệu chênh lệch đối thủ bao nhiêu?
Xem thêm:
- Dịch vụ thiết kế truyền thông, nhận diện thương hiệu
- Dịch vụ sản xuất hình ảnh quảng cáo
- Tự động hóa doanh nghiệp trong Marketing
Trên đây là những điều cần biết về tái định vị thương hiệu mà VDS chia sẻ tới các bạn. Cùng với đó là 7 ví dụ tái định vị thành công và những lưu ý khi tái định vị. Có thể thấy, việc tái định vị thương hiệu là điều không hề dễ dàng. Để được tư vấn cụ thể về việc tái định vị thương hiệu thành công, hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ