Tự động hóa doanh nghiệp trong Marketing và Lợi ích đem lại
Hiện nay, các quy trình Marketing áp dụng tự động hóa doanh nghiệp đang được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Việc tự động hóa này có thể được hiểu đó là áp dụng các phần mềm/ công nghệ vào các chiến dịch và quy trình Marketing. Điều này sẽ giúp cho việc tiếp thị và quảng bá của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Vậy tự động hóa doanh nghiệp trong Marketing thực sự là gì ? Những lợi ích mà việc tự động hóa đem lại ? Hãy cùng VDS tìm hiểu chi tiết trong bài viết này
Tự động hóa doanh nghiệp trong Marketing là gì ?
Tự động hóa doanh nghiệp trong Marketing là sử dụng công nghệ quản lý quy trình tiếp thị và các chiến dịch đa nền tảng một cách tự động. Với việc tự động hóa Marketing, doanh nghiệp có thể nhắm tới khách hàng mục tiêu bằng việc gửi tự động những thông điệp qua email, web hay mạng xã hội. Các tin nhắn được gửi tự động theo bộ hướng dẫn và chuẩn hóa thành quy trình. Quy trình này có thể xây dựng theo mẫu sẵn có hoặc tùy chỉnh theo từng chiến dịch để đạt hiệu quả tốt nhất.
Các bộ phận Marketing và Sale sử dụng các công cụ tự động hóa tiếp thị để tự động hóa các chiến dịch Marketing, bán hàng nhằm tăng doanh thu và tối đa hóa hiệu quả. Các hoạt động có thể tự động hóa sẽ đi theo quy trình đã được đề ra trước đó, giảm thiểu thời gian cho marketers và nhân viên bán hàng, để họ có thể làm những công việc chuyên môn khác năng suất hơn.
Những lợi ích của việc tự động hóa trong Marketing
1. Tự động hóa doanh nghiệp giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Thay vì phải hàng ngày phải gửi email để thăm hỏi khách hàng các dịp quan trọng, hệ thống phần mềm chăm sóc khách hàng sẽ tự động giúp bạn hoàn thành công việc. Thay vì phải dùng sổ tay để ghi chép các thông tin khách hàng, hệ thống CRM sẽ tự động lưu trữ các email, số điện thoại, thông tin cá nhân, các cuộc gọi nhỡ, v.v…
Với phần mềm chăm sóc khách hàng toàn diện, tất cả thông tin khách hàng sẽ được quản lý ngay trên một hệ thống. Các hoạt động bán hàng, marketing, phân tích thị trường, báo cáo doanh số đều được tổng hợp trên CRM giúp doanh nghiệp giảm thời gian tổng hợp các báo cáo thủ công.
2. Quản lý hệ thống hiệu quả
Khi áp dụng tự động hóa bán hàng và marketing, cơ sở dữ liệu quản lý bán hàng và thông tin khách hàng sẽ được lưu trữ và phân loại theo từng hạng mục một cách chuyên nghiệp, minh bạch và chính xác. Dựa trên đó, kịch bản bán hàng có thể dễ dàng thay đổi, tùy biến phù hợp theo từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Các tính năng phân quyền, giao việc, quản lí dự án và báo cáo rõ ràng giúp lãnh đạo doanh nghiệp sẽ dế dàng kiểm soát tiến độ cũng như chất lượng công việc một cách hiệu quả.
3. Tăng sự trải nghiệm mang tính chất cá nhân hóa cho từng khách hàng
Thông qua hệ thống tự động hóa tiếp thị, doanh nghiệp có thể lên kịch bản mang tính chất cá nhân hóa theo từng khách hàng. Ví dụ như cá nhân hóa email hay nhờ dựa theo độ tuổi, giới tính, sở thích của khách hàng, từ đó đội ngũ phụ trách quảng cáo sáng tạo những nội dung khác nhau nâng cao tính hiệu quả trong quá trình tiếp cận.
4. Gia tăng sự trung thành của khách hàng
Như đã đề cập ở trên, việc tự động hóa bán hàng và marketing sẽ giúp doanh nghiệp chăm sóc và mang lại những trải nghiệm tốt hơn dành cho khách hàng. Các hoạt động tạo ấn tượng tốt cho khách hàng sẽ giúp tăng uy tín của thương hiệu, khiến họ quay trở lại cũng như giới thiệu thêm cho bạn bè hay người thân sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Quy trình các bước thực hiện tự động hóa
1. Tối giản hóa hệ thống quy trình
Tối giản hóa hệ thống quy trình là quá trình Doanh nghiệp nhìn lại toàn bộ quy trình làm việc, xác định những tác vụ gây mất thời gian. Đầu ra của bước này chính là việc Doanh nghiệp có được một bộ quy trình giúp hoạt động kinh doanh và sản xuất diễn ra ổn định, cấu trúc lại quy trình vận hành của tổ chức, giúp nhân sự tập trung vào việc tạo ra những giá trị thiết thực.
2. Tích hợp hệ thống mới vào Doanh nghiệp
Sau khi các quy trình mới được thiết lập, CEO sẽ phải là người hệ thống hóa chúng lại để áp dụng cho toàn bộ tổ chức. Nhằm hoàn thành việc tích hợp hệ thống mới vào tổ chức một cách nhanh chóng, CEO cần có sự hỗ trợ của Trưởng bộ phận và các nhân viên chuyên trách. Khi quy trình và hệ thống mới hoạt động hiệu quả, mọi nhân sự đều xác định được trách nhiệm của bản thân, tránh việc đổ lỗi cho nhau khi có vấn đề xảy ra.
3. Liên tục cải tiến, tối ưu quy trình
Sau khi đã tích hợp hệ thống, bạn cần liên tục cải tiến quy trình mới. Các nhà lãnh đạo cần phải triệt để việc quản lý người lao động thực hiện một cách nghiêm túc. Nếu một nhân viên phá vỡ quy trình, bạn cần đánh giá lại nhân sự đó. Việc áp dụng triệt để sẽ giúp Doanh nghiệp tuân thủ đúng mô hình và thành công trong tương lai.
Xuyên suốt thời gian triển khai, Doanh nghiệp cần liên tục tối ưu quy trình để có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân công không cần thiết. Điều này sẽ giúp Doanh nghiệp có thể giảm chi phí nhưng vẫn duy trì, thậm chí cải thiện được lợi nhuận của mình.
4. Lựa chọn công cụ vận hành tự động
Khi Doanh nghiệp đã thực hiện tối ưu hóa hệ thống, bạn nên lựa chọn các phần mềm quản trị Doanh nghiệp để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Một phần mềm hiệu quả sẽ giúp quá trình hoạt động trơn tru, tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao doanh thu Doanh nghiệp.
5. Mở rộng phạm vi áp dụng
Thông qua quá trình tự động hóa Doanh nghiệp, bạn có thể dễ dàng mở rộng phạm vi áp dụng các hệ thống và quy trình mới. Bất kỳ nhân sự mới nào đều có thể dễ dàng tiếp cận các quy trình đã được xây dựng trước đó. Từ đó, Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo. Đồng thời, quá trình phối hợp giữa các bộ phận cũng chặt chẽ hơn.
Trên đây là những điều cần biết về việc tự động hóa cho doanh nghiệp đặc biệt trong Marketing. Cùng với đó là 5 bước thực hiện việc tự động hóa. Để được tư vấn cụ thể về tự động hóa doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0979.765.097